Background Patterns

Color Scheme

Giới Thiệu sơ bộ và vài thao tác bàn phím trên Pascal ( Nguyễn Ngọc Mỹ)

Bài đăng cùng chuyên mục :








Pascal là một ngôn ngữ lập trình bậc cao do Niklaus Wirth, giáo sư điện toán trường Đại học kỹ thuật Zurich (Thụy Sĩ) đề xuất năm 1970. Ông lấy tên Pascal để kỷ niệm nhà toán học và nhà triết học người Pháp nổi tiếng Blaise Pascal.



1. Các tập tin cần thiết khi lập trình với Turbo Pascal
            Để lập trình được với Turbo Pascal, tối thiểu cần 2 file sau:
  • TURBO.EXE: Dùng để soạn thảo và dịch chương trình.
  • TURBO.TPL: Thư viện chứa các đơn vị chuẩn để chạy với TURBO.EXE.
            Ngoài ra, muốn lập trình đồ hoạ thì phải cần thêm các tập tin:
  • GRAPH.TPU: Thư viện đồ hoạ.
  • *.BGI: Các file điều khiển các loại màn hình tương ứng khi dùng đồ hoạ.
  • *.CHR: Các file chứa các font chữ đồ họa.

2. Các bước cơ bản khi lập một chương trình Pascal
            Bước 1: Soạn thảo chương trình.
            Bước 2: Dịch chương trình (nhấn phím F9), nếu có lỗi thì phải sửa lỗi.
            Bước 3: Chạy chương trình (nhấn phím Ctrl-F9).

3. Cấu trúc chung của một chương trình Pascal

                        { Phần tiêu đề }
                        PROGRAM  Ten_chuong_trinh;

                        { Phần khai báo }
                        USES     ......;
                        CONST  .....;
                        TYPE     .......;
                        VAR       ........;
                        PROCEDURE  ............;
                        FUNCTION ..............;
                        ...............

                        { Phần thân chương trình }

              BEGIN

                          ...........
                        END.

Ví dụ 1: Chương trình Pascal đơn giản nhất
          BEGIN
                   Write(‘Hello World!’);
                   readln;
          END.

Ví dụ 2:
            Program  Vidu2;  {Khai báo tên chương trình}
          Const  PI=3.14;   {Khai báo hằng}
          Var  R,S:Real;      {Khai báo biến}
          Begin
                   R:=10;                             {Bán kính đường tròn}
                   S:=R*R*PI;   {Diện tích hình tròn}
                   Writeln(‘Dien tich hinh tron = ‘, S:0:2);  { In ra màn hình }
                   Readln;
          End.

4. Một số phím chức năng thường dùng
  • F2:          Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.
  • F3:          Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.
  • Alt-F3:    Đóng file đang soạn thảo.
  • Alt-F5:    Xem kết quả chạy chương trình.
  • F8:         Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.
  • Alt-X:     Thoát khỏi Turbo Pascal.
  • Alt-(Số thứ tự của file đang mở): : Dịch chuyển qua lại giữa các file đang mở.
  • F10:      Vào hệ thống Menu của Pascal.
5. Các thao tác cơ bản khi soạn thảo chương trình
5.1. Các phím thông dụng

  • Insert: Chuyển qua lại giữa chế độ đè và chế độ chèn.
  • Home: Đưa con trỏ về đầu dòng.
  • End: Đưa con trỏ về cuối dòng.
  • Page Up: Đưa con trỏ lên một trang màn hình.
  • Page Down: Đưa con trỏ xuống một trang màn hình.
  • Del: Xoá ký tự ngay tại vị trí con trỏ.
  • Back Space (<--): Xóa ký tự bên trái con trỏ.
  • Ctrl-PgUp: Đưa con trỏ về đầu văn bản.
  • Ctrl-PgDn: Đưa con trỏ về cuối văn bản.
  • Ctrl-Y: Xóa dòng tại vị trí con trỏ.
5.2. Các thao tác trên khối văn bản
  • Chọn khối văn bản: Shift + (phím điều khiển: lên, xuống, trái, phải)
  • Ctrl-KY: Xoá khối văn bản đang chọn
  • Ctrl-Insert: Đưa khối văn bản đang chọn vào Clipboard
  • Shift-Insert: Dán khối văn từ Clipboard xuống vị trí con trỏ.
Giới Thiệu sơ bộ và vài thao tác bàn phím trên Pascal ( Nguyễn Ngọc Mỹ) Reviewed by phương long on 08:51 Rating: 5
Tất cả các quyền được bảo vệ bởi Star Phương Blog © 2017 - 2018
Powered By Nguyễn Phương Long Blogger , Thiết kế bởi Long | Facebook

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.