Background Patterns

Color Scheme

Bài 2: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ Pascal

Bài đăng cùng chuyên mục :



Từ khoá là các từ mà Pascal dành riêng để phục vụ cho mục đích của nó. (Chẳng hạn như: BEGIN, END, IF, WHILE,...). Với Turbo Pascal 7.0 trở lên, các từ khoá trong chương trình sẽ được hiển thị khác màu với các từ khác.

1. Từ khóa
            Từ khoá là các từ mà Pascal dành riêng để phục vụ cho mục đích của nó. (Chẳng hạn như: BEGIN, END, IF, WHILE,...)

            Chú ýVới Turbo Pascal 7.0 trở lên, các từ khoá trong chương trình sẽ được hiển thị khác màu với các từ khác.

2. Tên (định danh)
            Định danh là một dãy ký tự dùng để đặt tên cho các hằng, biến, kiểu, tên chương trình con... Khi đặt tên, ta phải chú ý một số điểm sau:
  • Không được đặt trùng tên với từ khoá
  • Ký tự đầu tiên của tên không được bắt đầu bởi các ký tự đặc biệt hoặc chữ số.
  • Không được đặt tên với ký tự space,các phép toán.
Ví dụ: Các tên viết như sau là sai
            1XYZ                          Sai vì bắt đầu bằng chữ số.
            #LONG                      Sai vì bắt đầu bằng ký tự đặc biệt.
            FOR                           Sai vì trùng với từ khoá.
            KY  TU                       Sai vì có khoảng trắng (space).
            LAP-TRINH              Sai vì dấu trừ (-) là phép toán.

3. Dấu chấm phẩy (;)
            Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách giữa các câu lệnh. Không nên hiểu dấu chấm phẩy là dấu kết thúc câu lệnh.
Ví dụ:
                        FOR i:=1 TO 10 DO Write(i);
            Trong câu lệnh trên, lệnh Write(i) được thực hiện 10 lần. Nếu hiểu dấu chấm phẩy là kết thúc câu lệnh thì lệnh Write(i) chỉ thực hiện 1 lần.

4. Lời giải thích
            Các lời bàn luận, lời chú thích có thể đưa vào bất kỳ chỗ nào trong chương trình để cho người đọc dể hiểu mà không làm ảnh hưởng đến các phần khác trong chương trình. Lời giải thích được đặt giữa hai dấu ngoạc { và } hoặc giữa cụm dấu (* và *).
Ví dụ:
            Var a,b,c:Rea; {Khai báo biến}
            Delta := b*b – 4*a*c; (* Tính delta để giải phương trình bậc 2 *)

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Khởi động Turbo Pascal.
2. Nhập vào đoạn chương trình sau:
          Uses Crt;
          Begin
                   Writeln(‘***********************************************************’);
                   Writeln(‘*  CHUONG TRINH PASCAL DAU TIEN CUA TOI  *’);
                   Writeln(‘*                          Oi! Tuyet voi!...                              *);
                   Writeln(‘***********************************************************’);
                   Readln;
          End.
3. Dịch và chạy chương trình trên.
4. Lưu chương trình vào đĩa với tên BAI1.PAS.
5. Thoát khỏi Pascal.
6. Khởi động lại Turbo Pascal.
7. Mở file BAI1.PAS.
8. Chèn thêm vào dòng: CLRSCR; vào sau dòng BEGIN
9. Dịch và chạy thử chương trình.
10. Lưu chương trình vào đĩa.
11. Thoát khỏi Pascal.
12. Viết chương trình in ra màn hình các hình sau:
                 *                           ********                        *******
               ***                         **           **                  **              **
             **  **                       **           **                **
           **      **                     ********                  * *
         *********                    **           **                **
       **              **                **           **                  **              **
     **                  **               ********                       ********  
                                                                                                                              
                                                                                                             Tác giả bài viết: Nguyễn Ngọc Mỹ

Bài 2: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ Pascal Reviewed by phương long on 04:22 Rating: 5
Tất cả các quyền được bảo vệ bởi Star Phương Blog © 2017 - 2018
Powered By Nguyễn Phương Long Blogger , Thiết kế bởi Long | Facebook

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.